Trong dạ dày chúng mình có một loại axit đậm đặc, có thể làm tan
chảy cả kim loại, biến dạng hình thể nếu chẳng may chúng mình tiếp
xúc với nó. Thế nhưng, nó lại chẳng đánh bại được các tế bào dạ dày
đâu nhé. Thậm chí, màng nhầy của thành dạ dày còn luôn “tìm
cách”giữ lại loại axit này nhằm phân hủy thức ăn cơ.
Lớn đùng mà cũng mọc răng?
Có chứ! Khi não bộ phát triển, cấu trúc xương hàm cũng thay đổi, sẽ
xuất hiện thêm những chiếc răng hàm cuối cùng, gọi là răng khôn.
Cũng chẳng sung sướng gì, vì hầu hết chúng đều khiến chúng mình đau
nhức tới mức ăn không được, ngủ cũng khó nữa. Tốt nhất khi răng
khôn mọc, có biểu hiện vùng lợi răng hàm phía trong đầy lên (mặc dù
chưa đau hoặc mới đau), bạn nên đi cơ sở khám răng chụp x-quang
răng số 8 để xác định hướng mọc của răng, sẽ dễ “điều trị” bé răng
đó hơn.
Cười cũng dễ lây lắm, tin không?
Để ý mà xem, chỉ cần nhìn ai đó cười, bạn cũng có thể xuất hiện
phản ứng tương tự, đây được coi là một kiểu bắt chước mang tính xã
hội.
Chỉ cần nghe một tiếng cười giòn là cũng đủ kích thích khu vực não
bộ làm chuyển động cơ mặt, khiến bạn cười theo. Tương tự, các phản
ứng khác như hắc hơi, cười , khóc và ngáp cũng điều mang tính
Cơ thể có tới 4 màu da cơ đấy!
Có thể hiểu đơn giản thế này nhé: Các mạch máu gần bề mặt da luôn
được bổ sung sắc tố đỏ. Chúng sẽ kết hợp với sắc tố nâu vàng để tạo
độ sáng tối riêng cho từng khu vực da. Khi tiếp xúc với tia cực
tím, trên bề mặt da sẽ xuất hiện sắc tố nâu đen. Và 4 màu sắc đỏ,
vàng, nâu, đen này hòa với nhau theo các tỉ lệ khác nhau để tạo ra
những sắc độ riêng trên cơ thể cũng như màu da của các chủng tộc
đấy bạn ạ.
Gần 90% các nàng trứng bị bỏ quên
Tưởng tượng được không, trong cơ thể một cô nàng tuổi mới lớn có
chứa tới khoảng 34.000 nang trứng chưa chín. Tuy nhiên trong số đó
chỉ có khoảng 350 sổ nàng trứng chín rụng, từ lúc con gái có nguyệt
san đầu tiên cho đến khi bye bye nguyệt san lúc khoảng 50-55
tuổi.
Sáng ngủ dậy bạn thấy mình có vẻ cao hơn ?
Ban ngày cơ thể phải vận động nhiều, trọng lượng cơ thể dồn nén
khiến các đĩa đệm bị ép xuống, làm cho các đốt sống gần nhau hơn,
do đó chiều cao của cột sống bị giảm lại.
Còn ban đêm khi ngủ, cơ thể và các khớp xương cơ thể bạn không chịu
một lực nặng nào của cơ thể nên sau một đêm nghỉ ngơi, các khớp
xương được giãn ra, kết quả sáng dậy cơ thể chúng ta cao hơn. Nhưng
đừng vì thế mà quên uống một ly sữa vào mỗi buổi sáng bạn
nhé!